Ngày nay, việc sử dụng máy lạnh không còn xa lạ với chúng ta, nó giúp chúng ta có môi trường làm việc thật lý tưởng, hiệu quả làm việc tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lắp đặt và sử dụng máy lạnh sao cho đúng cách và tiết kiệm điện. Dưới đây là một số bí quyết sử dụng máy lạnh đúng cách mà chuyên gia sửa máy lạnh đã đúc kết trong quá trình làm việc được nhiều gia đình áp dụng và đã thành công.
- Hướng dẫn cách sửa máy lạnh bị lỗi quạt dàn lạnh không chạy
- Máy lạnh bị chảy nước ở cục lạnh xử lý ra sao?
- Cách nhanh nhất để khắc phục máy lạnh yếu lạnh
Xem thêm: Tại sao không nên đóng kín cửa phòng khi ngồi máy lạnh
HOTLINE: 028.2217.5555 – 09.06.92.0505
1. Chọn hướng, vị trí lắp đặt phù hợp
Nếu lắp đặt điều hòa tại vị trí nóng sẽ khiến máy phải hoạt động nhiều hơn, tức là tốn tiền điện hơn. Do đó, bạn nên lắp đặt điều hòa ở những vị trí râm mát như phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà – nơi ít bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hơn.
Ngoài ra, giàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hoá chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều giàn nóng, gió nóng không được quẩn từ giàn này sang giàn kia.
2. Chọn máy lạnh có công suất phù hợp
Khi lắp đặt điều hòa, bạn cần xem diện tích phòng bao nhiêu để chọn công suất phù hợp. Nếu công suất thì sẽ tốn điện, ngược lại công suất yếu thì không hiệu quả. Theo chuẩn, cứ 1.000 BTU thì tải được 2m² là tối đa. Tức là, với phòng có diện tích 9 – 18 m², bạn có thể lắp điều hòa có công suất 9000 BTU/h, diện tích trong khoảng 15 – 24 m² cần dùng máy 12.000 BTU/h hay diện tích 24 – 35m² cần chọn loại 24.000 BTU…
3. Tắt máy lạnh đúng cách
Ai cũng biết khi không điều hòa nữa thì phải ngắt điện. Nhưng có một thực tế rất nhiều người không biết đó là nếu chỉ tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề biết. Do vậy sau khi tắt bằng điều khiển từ xa, bạn nên ngắt áttômát.
4. Bảo dưỡng theo định kỳ
Việc bảo dưỡng theo định kỳ giúp điều hòa hoạt động tốt, giúp nguồn không khí sạch hơn. Cụ thể điều hòa cần được làm sạch và thay bộ lọc ít nhất mỗi 2 tháng/lần, cuộn dây làm mát 1 năm/lần.
5. Sử dụng máy lạnh cùng quạt gió
Sử dụng quạt cùng điều hòa có tác dụng đẩy đẩy khí nóng lên trên, đẩy luồng khí mát bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm cho bạn cảm thấy mát hơn dù không cần để nhiệt độ thấp. Đồng thời, sử dụng quạt sẽ giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn.
6. Sử dụng máy lạnh trong phòng có cửa kính
Bạn nên sử dụng rèm nếu như trong phòng điều hòa có cửa kính. Nếu ánh nắng chiếu vào thì cửa kính đó thì sẽ kính sẽ hấp thu nhiệt và khiến bạn tốn nhiều tiền điện hơn để làm mát nhà.
7. Hạn chế để máy lạnh hoạt động cả ngày
Hãy tắt điều hòa khi ra khỏi nhà, hoặc khi nhà đã mát đều. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng quạt thay thế để điều hòa nghỉ ngơi tránh quá tải.
8. Cần hạn chế bật, tắt nhiều lần
Tắt bật thường xuyên, gây tác dụng ngược lại, khiến điện năng tiêu hoa nhiều hơn do máy lạnh cần rất nhiều năng lượng để khởi động lại. Vì vậy bạn để tiết kiệm điện khi dùng điều hòa, bạn nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định.
9. Thay đổi hướng gió thường xuyên
Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng.
Do vậy, bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc…) khiến phòng mát đều và nhanh hơn.
10. Tăng nhiệt vào ban đêm
Vào ban đêm, cơ thể con người không đòi hỏi mức nhiệt thấp. Hãy tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 – 2 giờ. Như vật sẽ giảm thời gian sử dụng, tiết kiệm tiền.
11. Đặt nhiệt độ hợp lý
Chỉ nên sử dụng điều hòa tại mức nhiệt trung bình từ 25-27 độ. Đây là mức nhiệt phù hợp với khí hâu của Việt Nam. Ngoài ra, tại mức nhiệt này cường độ làm việc của máy sẽ giảm nên sẽ tiết kiệm điện hơn.