Khi mua tủ lạnh mới về không phải cứ cắm điện vào là xài được chúng ta cần có quá trình để tủ lạnh ổn định và thích nghi. Ngòai ra, việc sử dụng tủ lạnh đúng cách từ lúc mới mua về cho đến cách sử dụng hàng ngày sẽ giúp tăng tuổi thọ cho tủ và tiết kiệm điện năng. Hãy cùng chuyên gia sửa tủ lạnh chúng tôi tham khảo một số lưu ý về cách sử dụng tủ lạnh khi mới mua về, để tủ lạnh nhà bạn có thể hoạt động ổn định và bền đẹp theo thời gian và xem mình đã sử dụng tủ đúng cách chưa nhé!
- Tủ lạnh samsung bị chảy nước sửa làm sao?
- Tủ lạnh nổ như bom vì đồ uống có gas
- Hướng dẫn cách sửa tủ lạnh bị chảy nước ngăn mát
Xem thêm: Bí quyết sử dụng tủ lạnh ít hao điện
HOTLINE: 028.2217.5555 – 09.06.92.0505
Thời gian cắm điện và bắt đầu sử dụng tủ
Tủ lạnh khi mới mua về vừa trải qua quá trình vận chuyển một quãng đường dài. Vì vậy lúc này bạn không nên sử dụng tủ ngay mà nên lưu ý những điểm sau đây:
– Tìm vị trí thích hợp để đặt tủ lạnh, hạn chế việc di chuyển tủ nhiều lần.
– Bề mặt đặt tủ lạnh phải chắc chắn, bằng phẳng để tủ được ổn định trong suốt quá trình sử dụng
– Đặt tủ lạnh ổn định, không cắm điện trong ít nhất 2 giờ.
– Sau khi mang tủ về, lắp đặt trên một mặt phẳng ổn định, chắc chắn và không cắm nguồn điện trong 2 tiếng để tủ ổn định khí gas và tránh tình trạng sốc điện do cắm điện.
– Sau 2 tiếng, bạn cắm nguồn điện vào, để điều khiển nhiệt độ ở mức nhỏ nhất trong vòng 24 tiếng và không cho bất kì thực phẩm nào vào tủ. Điều này sẽ giúp tủ quen dần với chế độ làm việc, tránh gây hư hỏng do bị ép làm việc đột ngột. Hơn nữa, nếu bỏ thực phẩm vào sớm thì thực phẩm sẽ bị ám mùi nhựa do tủ lạnh mới.
– Trong quá trình tủ chạy không tải ( không chứa thực phẩm), cứ mỗi 4 tiếng bạn nên mở cửa tủ khoảng 5 phút để mùi nhựa theo hơi lạnh thoát ra ngoài, đảm bảo bên trong tủ sẽ trong lành, sạch sẽ.
– Sau 24 tiếng, bạn có thể vệ sinh sạch sẽ bên trong tủ và cho thực phẩm vào bảo quản bình thường.
Trong quá trình sử dụng
Vệ sinh tủ định kỳ
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, bạn nên vệ sinh tủ đúng cách mỗi tuần để làm sạch các vết bẩn, những tiềm ẩn vi khuẩn trong và ngoài tủ. Khi lau chùi tủ lạnh, bạn cần:
– Ngắt nguồn điện, đưa hết thực phẩm ra ngoài.
– Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt bên trong tủ lạnh. Tránh dùng bất cứ vật sắc nhọn nào để cạo, cạy tuyết và các vết bẩn trong tủ để không làm hỏng dàn lạnh trong tủ.
– Lau sạch mặt ngoài tủ lạnh và khu vực xung quanh tủ lạnh để tránh tình trạng chuột bọ làm hỏng các chi tiết máy, dây diện của tủ lạnh.
Tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh
Ngoài việc sử dụng những chiếc tủ lạnh công nghệ mới có chức năng tiết kiệm điện năng, một số thói quen tốt trong cách sử dụng tủ hàng ngày cũng giúp bạn tiết kiệm điện đáng kể.
– Không để thực phẩm nóng vào tủ để tránh tình trạng tủ phải tiêu thụ một lượng điện đáng kể để cân bằng lại nhiệt độ lạnh cần thiết trong tủ.
– Không đặt quá nhiều thức ăn vào tủ giúp tủ không làm việc quá tải. Giữa các thực phẩm đặt vào tủ lạnh cần có khoảng cách thông thoáng để hơi lạnh có thể đi qua, làm lạnh đều mọi thứ, dẫn đến ít tiêu tốn điện năng hơn.
– Không mở tủ quá nhiều và quá lâu.
– Sử dụng các vật dụng đựng thực phẩm bằng kim loại thay vì bằng nhựa. Vì dụng cụ kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt, thực phẩm được làm lạnh nhanh hơn giúp tủ lạnh ít tiêu tốn điện năng hơn.
Sử dụng nguồn điện riêng cho tủ lạnh
Nguồn điện là một phần quan trọng khi dùng tủ nhằm giúp tủ hoạt động hiệu quả, tránh hỏng hóc do lượng điện không ổn định. Việc sử dụng nguồn điện đúng cách cũng giúp bảo vệ hệ thống điện nhà bạn, tránh tình trạng cháy nổ do chập điện.
– Tủ lạnh tiêu hao một lượng điện nhất định và làm việc liên tục với cường độ cao. Vì thế, ổ cắm điện dành cho tủ lạnh nên được thiết kế độc lập, không dùng chung với những thiết bị khác.
– Nguồn điện dùng cho tủ lạnh nên có cầu chì riêng để đề phòng lượng điện quá tải gây cháy nổ, hỏng hóc hệ thống điện trong nhà.
Một số lưu ý trong quá trình tủ hoạt động
– Một số người dùng thường cho rằng tủ bị lỗi khi tủ lạnh đã hoạt động được 5-6 tiếng mà vẫn không thấy lạnh. Đừng quá lo lắng về vấn đề này. Vì là tủ lạnh mới, nên tủ sẽ cần một khoảng thời gian để ổn định, sau 24 tiếng máy chạy không tải (không chứ thực phẩm) thì sẽ hoạt động bình thường.
– Thời gian đông đá cho 1-2 khay đá viên là từ 2 đến 4 tiếng.
– Đối với đá lon tủ sẽ mất nhiều thời gian hơn. Cụ thể, nếu bạn làm từ 5 lon đá trở nên thì phải để qua đêm từ 8 đến 10 tiếng mới đông cứng được.
– Nếu trong quá trình sử dụng bạn thấy tủ lạnh đột ngột tắt rồi khởi động lại, thì đó không phải lỗi mà là hoạt động rất bình thường. Vì lúc này tủ chạy theo chế độ tiết kiệm điện, nên sẽ lúc tắt lúc mở tự động.
– Không nên xếp thực phẩm quá chật chội bên trong tủ, vì lúc này hơi lạnh khó tìm được kẻ hỡ để tuần hoàn bên trong tủ, dẫn đến làm lạnh kém và người dùng lầm tưởng tủ lạnh bị lỗi.